Đồng hành cùng nhà nông
Nuôi cá dìa giúp tăng thu nhập và cải tạo môi trường ao tôm
Đối với nông dân, một trong những khó khăn trong nuôi tôm chính là xử lý nạn ô nhiễm môi trường nước. Khắc phục khó khăn này, nhiều hộ dân ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phát triển mô hình nuôi cá dìa kết hợp với con tôm sú.
Nông dân huyện Hồng Dân thu hoạch cá và tôm sú từ mô hình tôm - lúa - cá. Ảnh: Tú Anh |
Theo kinh nghiệm của nông dân Thừa Thiên - Huế, nếu cá giống lớn, mật độ thả ghép thưa khoảng 1 con/m2, sau 4 - 5 tháng nuôi cùng tôm, cá dìa có thể cho thu hoạch 0,8 - 1 tấn/ha, tỷ lệ sống đạt 60% trở lên, lợi nhuận từ 70 - 80 triệu đồng/ha. Quan trọng hơn, khi nuôi ghép với tôm sú, tôm vẫn phát triển tốt, ít dịch bệnh, giảm được chi phí thuốc và hóa chất trong quá trình nuôi.
Một ưu điểm khác của cá dìa là có thể nuôi ngay trong ao tôm bị dịch bệnh. Cá dìa sẽ tiêu diệt các mầm bệnh tồn lưu trong ao tôm. Nông dân có thể thả cá với mật độ từ 2 - 3 con/m2, sử dụng thức ăn tự chế hoặc cám công nghiệp. Sau 10 - 12 tháng nuôi, cá có thể đạt trọng lượng 0,6 - 1kg/con, tỷ lệ sống cao.
Cá dìa ăn thức ăn tự nhiên nên chi phí đầu tư thức ăn thấp. Tuy nhiên, nông dân cũng cần chọn con giống sạch, có chế độ chăm sóc tốt, đề phòng các bệnh, chủ động theo dõi các yếu tố môi trường, vì cá dìa khá nhạy cảm với biến đổi thời tiết…
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, Đại học Huế, Đại học Nha Trang, Đại học Cần Thơ đã sản xuất giống cá dìa nhân tạo thành công. Vì vậy, nông dân có nhu cầu nuôi có thể liên hệ với các địa chỉ trên để mua con giống và tìm hiểu thông tin, kỹ thuật nuôi.
HAI LÚA
- Bạc Liêu có 4/50 điểm đến du lịch hấp dẫn TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long
- Gần 700 học sinh, sinh viên, thanh niên và người lao động tham gia Phiên giao dịch việc làm tỉnh
- Giặt đồ trên ghe, một thanh niên rơi xuống sông tử vong
- Khởi tranh Giải bóng đá các CLB tỉnh Bạc Liêu tranh Cúp Tôn thép Hòa Phát năm 2024
- Bế mạc Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử 3 tỉnh Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau