Đồng hành cùng nhà nông
Ủ rơm rạ làm phân hữu cơ
Là tỉnh sản xuất nông nghiệp nên Bạc Liêu có lượng rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch lúa rất lớn. Thế nhưng, phần lớn nông dân đều đốt bỏ hoặc thuê máy cuộn rơm thu rơm để bán chứ không giữ lại ủ làm phân bón.
Rơm rạ ủ với chế phẩm sinh học làm phân hữu cơ. Ảnh: M.Đ
Rơm rạ là phế phẩm sau thu hoạch lúa nên phân rơm ủ mục có giá thành thấp, khi dùng kết hợp với phân hóa học sẽ giảm đáng kể tổng chi phí phân bón. Ở nhiều tỉnh khu vực ĐBSCL, nông dân đã ủ phân hữu cơ từ rơm rạ bằng chế phẩm sinh học.
Có thể dùng xơ dừa, trấu trộn với rơm rạ, sau đó xử lý phèn. Cách làm: Dùng tấm bạt trải lót trên mặt đất rồi ủ hỗn hợp rơm rạ vào đó. Cho nước vào xả ướt phần rơm tổng hợp. Xả nước 2 - 3 ngày liên tiếp sẽ thấy chảy ra nước màu nâu đậm, đó là nước phèn. Đến khi thấy nước lợt đi thì dừng lại cho chế phẩm sinh học (loại chế phẩm ủ rác) cộng với phân NPK hoặc phân chuồng (phân bò, gà, heo) trộn lên ủ thêm 8 - 10 ngày. Kiểm tra độ ẩm rơm rạ ủ và trộn đảo đều lên. Tiếp tục phủ bạt kín giữ độ ẩm, chờ đến 30 ngày. Sau 30 ngày đống rơm rạ ủ đã thành phân màu nâu đen, có độ tơi xốp, mềm mịn và hơi ẩm.
Sử dụng phân bón hữu cơ từ rơm rạ trong canh tác lúa, bón cho rau màu, cây ăn trái sẽ giảm từ 35 - 40% chi phí sử dụng phân, thuốc hóa học, giá thành lại rất rẻ và giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, lợi nhuận.
M.C (trích tài liệu khuyến nông)
- Rộn ràng chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa chào xuân Ất Tỵ 2025
- Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc Tết các bệnh viện và Trung tâm Dịch vụ đô thị tỉnh
- Mở cửa làm việc xuyên Tết, Công an Bạc Liêu phục vụ người dân làm Căn cước
- Bế mạc và trao giải các hội thi tại Hội xuân “Chợ quê ngày Tết”
- Đồng chí Võ Văn Dũng - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương viếng Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và chúc tết, tặng quà các cô, chú trong CLB Thắp hương Đền thờ Bác