Du lịch
Miếu Ông Bổn: Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia giàu giá trị văn hóa, lịch sử
Qua cầu treo thuộc khóm Trà Kha B (phường 8, TP. Bạc Liêu), du khách sẽ cảm thấy ngỡ ngàng trước quần thể kiến trúc nghệ thuật độc đáo của miếu Ông Bổn. Ngôi miếu này ban đầu được kiến tạo bằng cây lá đơn sơ để thờ các vị thần như: Bổn Đầu Công, Quan Đế, ông bà Công Mẫu, thần Nông, Thổ Địa… Theo tín ngưỡng dân gian người Hoa, “Bổn Đầu Công” là Phước Đức chánh thần, nên mọi người đã thống nhất lấy tên miếu là “miếu Ông Bổn”, về sau đổi là “Phước Đức cổ miếu”.
Chánh điện miếu Ông Bổn. Ảnh: M.K |
Trải qua hơn 100 năm đầy thăng trầm và sự tàn phá của thiên nhiên, ngôi miếu đã xuống cấp. Tuy đã qua vài lần tu sửa, về cơ bản, ngôi miếu vẫn giữ được các yếu tố gốc nhưng do nguồn kinh phí hạn hẹp nên các hạng mục công trình có sự thay đổi về chất liệu như: mái miếu cũ lợp ngói ống nay lợp lại bằng tôn, xi măng; một số cột gỗ nay làm lại bằng bê-tông…
Không chỉ là nơi thờ cúng các vị thần, nơi sinh hoạt văn hóa của làng xã lúc bấy giờ, miếu Ông Bổn còn thể hiện sự đoàn kết cộng đồng giữa người Việt, người Hoa và người Minh Hương thông qua các lễ hội hàng năm. Đồng thời, đây còn là cơ sở hoạt động cách mạng của Chi bộ làng Long Thạnh năm 1939. Hàng năm, miếu có các lễ hội lớn như: Vía Ông Bổn (29/3 âm lịch), lễ Vu lan…; trong đó, lễ Kỳ yên được xem là lễ hội chính (diễn ra từ 11 - 13/12 âm lịch).
Từ những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc… miếu Ông Bổn đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2005.
Mai Khôi
- Bạc Liêu có 4/50 điểm đến du lịch hấp dẫn TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long
- Gần 700 học sinh, sinh viên, thanh niên và người lao động tham gia Phiên giao dịch việc làm tỉnh
- Giặt đồ trên ghe, một thanh niên rơi xuống sông tử vong
- Khởi tranh Giải bóng đá các CLB tỉnh Bạc Liêu tranh Cúp Tôn thép Hòa Phát năm 2024
- Bế mạc Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử 3 tỉnh Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau