Giảm nghèo - Việc làm
Đẩy mạnh công tác tuyên truyên và phối - kết hợp
Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu về ĐTN-GQVL, tại hội nghị chuyên đề đã có những ý kiến chỉ đạo và đề xuất, kiến nghị của các ngành, địa phương.
* Ông Vương Phương Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh: “Không làm thầy được thì phải làm thợ”
Để thực hiện tốt công tác ĐTN-GQVL và góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của năm “nước rút”, đề nghị ngành Lao động và các địa phương tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để làm thay đổi nhận thức của người lao động. Đặc biệt, phải tuyên truyền cho người lao động thấy rằng “không làm thầy được thì phải làm thợ”, để từ đó tích cực tham gia học nghề và lao động. Muốn làm tốt được việc này, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, các cơ quan thông tấn báo chí phải tổ chức, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền theo chiều sâu.
Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo nghề phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo gắn với các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và chủ động hội nhập thị trường lao động thế giới. Quan tâm công tác cung - cầu, tư vấn, giới thiệu việc làm gắn với định hướng cho người lao động, kiên quyết không tổ chức đào tạo tràn lan kém hiệu quả gây lãng phí. Đồng thời, các huyện, thị xã, thành phố phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt bằng việc giao chỉ tiêu cho các địa phương và đẩy mạnh hơn nữa các liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh để giải quyết việc làm cho người lao động.
* Ông Tô Minh Đức, Trưởng phòng LĐ-TB&XH TX. Giá Rai: Cần tổ chức các buổi nói chuyện trực tiếp với người lao động
Một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn trên địa bàn TX. Giá Rai là không cần tổ chức sàn giao dịch việc làm tập trung ở thị xã hay ở các xã, phường, mà cần tổ chức các buổi nói chuyện trực tiếp với người lao động và thân nhân của người lao động. Mỗi buổi nói chuyện không nên đông người, chỉ cần tập trung từ 10 - 20 lao động, trong đó cần tuyên truyền, vận động các đối tượng lao động như: thanh niên mới xuất ngũ, học sinh vừa hoàn thành trung học phổ thông… Qua đó, giới thiệu thị trường lao động gắn với nhu cầu của từng nhóm đối tượng; kịp thời giải đáp các băn khoăn, vướng mắc và lắng nghe các tâm tư nguyện vọng, nhu cầu của người lao động. Qua đó, có ngay các giải pháp xử lý, tạo lòng tin cho người lao động. Đặc biệt là làm tốt công tác phối - kết hợp với các địa phương, ngành, ngân hàng thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ người lao động.
* Ông Phạm Mạnh Cường, Phó Hiệu trưởng Trường cao đẳng KT-KT Bạc Liêu: Chỉ đào tạo nghề cho những lao động thật sự muốn học
Để tránh lãng phí đầu tư, thời gian, công sức của người dạy và cả người học, theo tôi chỉ tập trung đào tạo nghề cho những lao động thật sự có nhu cầu và muốn học. Muốn làm được việc này, trước hết phải làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, chiêu sinh đúng đối tượng.
Về phía nhà trường, sẽ phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trong tổ chức và liên kết đào tạo, lấy thực hành nghề tại các doanh nghiệp là chính. Qua đó, giúp người học có điều kiện áp dụng kiến thức vào thực tiễn và được giải quyết việc làm sau khi đào tạo.
Ngoài ra, cần thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người học theo quy định để khuyến khích lao động tham gia học nghề.
K.T (thực hiện)
- Ngành Tư pháp Bạc Liêu: Hoạt động đổi mới, hiệu quả
- Mức xử phạt nồng độ cồn trong năm 2025
- Phân cấp UBND tỉnh thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường từ ngày 6/1/2025
- Toàn dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo đang cất giữ
- Tổ đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri huyện Phước Long và huyện Đông Hải