Khoa học - Công nghệ
Đông Nam Á thu hút hơn 30 tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng AI
Trong nửa đầu năm 2024, Đông Nam Á đã thu hút hơn 30 tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo (AI) và có thể chứng kiến mức tăng trưởng GDP 950 tỷ USD vào năm 2030 thông qua trí tuệ nhân tạo.
Hơn 50 tỷ USD được các gã khổng lồ công nghệ bao gồm Microsoft, Google và Amazon đầu tư vào AI kể từ tháng 1/2023 tại Đông Nam Á. Điều này phản ánh sự công nhận ngày càng tăng đối với khu vực như một trung tâm đang phát triển mạnh mẽ cho đổi mới AI, một sự thay đổi có thể thúc đẩy nền kinh tế của khu vực tiến lên.
ASEAN dự đoán rằng AI có thể thúc đẩy Tổng sản phẩm quốc nội khu vực tăng từ 10% đến 18%, có khả năng tăng thêm 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Với hơn một nửa thanh niên ASEAN đã số hóa một phần các nhiệm vụ của mình, thanh niên am hiểu công nghệ của khu vực mang đến một lợi thế quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình áp dụng AI.
Đông Nam Á thu hút hơn 30 tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng AI. Ảnh minh họa: Internet
Một số chính phủ Đông Nam Á đã xây dựng các chiến lược quốc gia (Chiến lược quốc gia về AI của Indonesia và NAIS 2.0 của Singapore, để tích hợp công nghệ vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Singapore cũng đã đầu tư 70 triệu USD để phát triển các mô hình ngôn ngữ phù hợp với văn hóa khu vực, cùng với các nỗ lực khác). Ở cấp độ khu vực, ASEAN đã đưa ra các sáng kiến như Hướng dẫn của ASEAN về Quản trị và Đạo đức AI, thành lập Nhóm công tác ASEAN về AI (WG-AI) để thúc đẩy các nỗ lực hợp tác và sử dụng AI trên khắp các quốc gia thành viên.
“ASEAN cần đảm bảo một khung chính sách Trí tuệ nhân tạo công bằng và toàn diện, đảm bảo tất cả các nước thành viên đều tham gia vào xây dựng các qui định. Các chuẩn mực và tiêu chuẩn đạo đức sẽ hướng dẫn sự phát triển của AI, đảm bảo đáp ứng các giá trị đa dạng và nhân văn trong ASEAN” - Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn đánh giá.
Để thật sự tận dụng sức mạnh chuyển đổi của AI, một cách tiếp cận thống nhất và mang tính chiến lược là điều cần thiết, giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân tài ở Đông Nam Á đòi hỏi phải có cam kết đầu tư và hợp tác giáo dục bền vững và lâu dài giữa các quốc gia và khu vực tư nhân. Hợp tác khu vực cũng nên ưu tiên các chiến lược lưu động và giữ chân nhân tài, bao gồm các sáng kiến như thị thực du mục kỹ thuật số, để thu hút nhân tài toàn cầu và thúc đẩy trao đổi kiến thức.
V.T (TH)
- Liên kết tiêu thụ để nâng giá trị rau màu
- Phát triển kinh tế - xã hội: Chờ giải pháp đột phá
- Tinh gọn bộ máy chính trị: Chủ động, hiệu quả và đồng thuận
- Lãnh đạo tỉnh gặp gỡ Đoàn đại biểu tỉnh Bạc Liêu dự Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam toàn quốc lần thứ IX
- Hội thảo nâng cao chuỗi giá trị phát triển du lịch nông thôn tỉnh Bạc Liêu