Mô hình nhà nông
Cách phòng trị bệnh đạo ôn
Lúa bệnh đạo ôn. Ảnh: M.Đ |
* Triệu chứng
- Trên lá: Bệnh gây hại chủ yếu giai đoạn mạ, đẻ nhánh. Lúc đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ, màu xanh xám, sau lớn lên có dạng hình thoi (mắt én) đặc trưng, viền nâu, tâm màu xám trắng. Trên các giống lúa bị nhiễm, đốm bệnh rất to. Ngược lại, giống lúa kháng bệnh thì vết bệnh chỉ cỡ bằng đầu kim. Nếu bệnh gây hại nặng, các vết bệnh liên kết lại làm lá bị cháy khô.
- Trên cổ lá, thân và cổ bông: Triệu chứng ban đầu cũng có màu xám xanh, sau chuyển sang nâu do nấm phá hại vào mạch dẫn gây cản trở việc vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi lá, thân và hạt; làm lá, thân dễ gãy, hạt bị lép, lửng.
- Trên hạt: Bệnh xảy ra vào giai đoạn lúa trỗ đòng, vết bệnh trên hạt cũng có dạng mắt én, viền nâu, tâm xám trắng. Nếu lúa bệnh sớm sẽ làm hạt bị lép.
* Phòng trị:
- Áp dụng các biện pháp tổng hợp để phòng trị bệnh:
Sử dụng giống lúa kháng bệnh hay kháng vừa. Có thể kết hợp để chọn giống có tính kháng bệnh đạo ôn và tính kháng rầy phù hợp với điều kiện địa phương, cho năng suất cao và phẩm chất tốt.
Chọn hạt giống sạch bệnh, sạch cỏ và xử lý giống trước khi gieo sạ. Gieo sạ với mật độ vừa phải, trung bình khoảng 80 - 120kg/ha. Bón phân cân đối N-P-K. Lượng đạm bón vừa đủ, từ 80 - 100kg/ha. Lưu ý nên bón đạm theo nhu cầu chứ không bón quá nhiều hay bón muộn, dùng bảng so màu lá lúa để bón.
Khi bệnh xảy ra, ngưng bón đạm hay phun phân bón lá có đạm. Sau thu hoạch nên cày vùi rơm rạ để trả lại chất hữu cơ cho đất.
Cần vệ sinh đồng ruộng, diệt lúa rày, lúa chét, làm sạch cỏ bờ nhằm hạn chế mầm bệnh lưu tồn và lây lan sau này. Giữ mực nước trên ruộng phù hợp với nhu cầu sinh trưởng của lúa, tránh để ruộng khô khi bệnh xảy ra.
Sử dụng thuốc hóa học đặc trị bệnh đạo ôn: Trizole 75WDG, 20WP, Lúa vàng 20WP, KiSaigon 10H, 50ND, Py Saigon 50WP. Trường hợp lúa bệnh nặng nên phun thuốc Trizole 75WDG, 20WP hay Lúa vàng 20WP kết hợp với rải KiSaigon 10H.
Chú ý: Khi phun thuốc cần phun nhiều nước, đảm bảo thuốc ướt đều cây, phun vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Để phòng ngừa bệnh đạo ôn cổ bông, trước khi lúa trổ 5 - 7 ngày thì phun 1 lần/ngày, sau khi lúa trổ đều phun lại lần thứ 2.
(Nguồn: Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh)
- Quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển quân 2025
- Chăm lo Tết cho người dân còn khó khăn ở vùng ven biển
- Hơn 40 sản phẩm tham gia Cuộc thi thiết kế quà tặng lưu niệm du lịch tỉnh Bạc Liêu
- TP. Bạc Liêu: Đưa 2 tuyến đường trọng điểm vào khai thác
- Nghị định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng