Mô hình nhà nông

Một số lưu ý khi xuống giống vụ thu đông

Thứ Hai, 10/10/2022 | 17:19

Do thời tiết cuối vụ lúa hè thu vừa qua liên tục xuất hiện nhiều đợt mưa lớn, kéo dài nên việc xử lý rơm, rạ sau thu hoạch của nông dân gặp khá nhiều khó khăn. Do đó, phần lớn bà con chọn cách bừa vùi để chuẩn bị xuống giống cho kịp vụ lúa thu đông. Tuy nhiên với cách làm này, nếu không xử lý kỹ, cây lúa rất dễ bị ngộ độc hữu cơ.

Nông dân huyện Phước Long bón phân cho lúa. Ảnh: K.N

Để trà lúa thu đông phát triển tốt, sau khi thu hoạch lúa hè thu cần vệ sinh đồng ruộng, cày vùi rơm rạ ngay và đảm bảo thời gian cách ly ít nhất 20 ngày trước khi gieo sạ để tránh ngộ độc hữu cơ. Có thể sử dụng nấm Trichoderma để phân hủy rơm rạ nhằm hạn chế thối rễ cho lúa. Sử dụng giống thích nghi mùa vụ, giống xác nhận, sạ thưa, sạ hàng với lượng giống <100kg/ha hoặc cấy. Kết hợp đánh nhiều rãnh thoát nước để hạn chế ngập, úng. Bà con có thể sử dụng một số giống có khả năng chống chịu trong điều kiện bất lợi do thời thiết ở vụ thu đông, như: OM5451, OM18, OM6976, OM2517, OM4900...

Đồng thời áp dụng các quy trình canh tác lúa tiên tiến như “3 giảm - 3 tăng”, “1 phải - 5 giảm”, ứng dụng IPM, công nghệ sinh thái trong quản lý dịch hại. Xuống giống tập trung, đồng loạt trên từng cánh đồng, né rầy để hạn chế bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá xảy ra.

Sau khi gieo sạ, nếu rầy di trú vào ruộng thì đưa nước vào ngập “chảng ba” cây lúa để hạn chế rầy nâu chích hút và đẻ trứng. Hạn chế phun thuốc trừ sâu sớm trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển cây lúa, nhất là đối với trà lúa dưới 40 ngày sau sạ để bảo tồn thiên địch, tránh sinh vật gây hại bộc phát ở giai đoạn sau.

K.N (TH)

Viết bình luận mới
thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.