Mô hình nhà nông
Nông dân Nguyễn Văn Trinh: Thành công từ mô hình kết hợp lúa – cá
Những năm qua, bên cạnh việc trồng lúa, nhiều nông dân huyện Phước Long đã lựa chọn những mô hình sản xuất kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như hộ ông Nguyễn Văn Trinh (xã Vĩnh Phú Đông), nhờ thực hiện có hiệu quả mô hình sản xuất kết hợp lúa - cá nên thu lãi gần 100 triệu đồng/năm.
![]() |
Cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Phước Long khảo sát mô hình lúa - cá của ông Nguyễn Văn Trinh. Ảnh: M.L |
Với 7 công đất ruộng, ông Trinh sử dụng 2 công sản xuất kết hợp lúa - cá, chủ yếu là cá lóc đồng và cá trê vàng. Bước đầu thực hiện, do không có kinh nghiệm nên ông gặp khó khăn trong khâu kỹ thuật và chăm sóc, vì thế hiệu quả mang lại không cao. Rút kinh nghiệm, ông Trinh đầu tư đào mương bao quanh bờ ruộng với chiều rộng khoảng 2m, trên bờ bao tận dụng trồng cây ăn trái, dưới mặt nước thì nuôi cá và trồng thêm bông súng Đà Lạt. Làm như thế vừa tạo môi trường tự nhiên cho cá, lại tạo thêm thu nhập.
Theo ông Trinh, nguồn vốn để đầu tư cho mô hình sản xuất này không lớn. Mỗi năm, ông chỉ mua khoảng 40kg cá trê vàng giống, còn cá lóc thì ông bắt cá con trong tự nhiên để nuôi, nhờ vậy nên hạn chế chi phí đầu tư nguồn cá giống.
Mô hình sản xuất kết hợp lúa - cá của hộ ông Nguyễn Văn Trinh đang cho kết quả khả quan. Theo ông Trinh, cá nuôi trong ruộng lúa ước đạt trọng lượng khoảng 2 tấn. Với giá bán trên thị trường dao động từ 60.000 - 70.000/kg, trừ các khoản chi phí ông còn lãi từ 40 - 50 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn có thêm nguồn thu từ trồng lúa và rau màu.
Minh Luân
- Khai mạc Giải bóng bàn các CLB tỉnh Bạc Liêu mở rộng năm 2025 tranh Cúp Báo Bạc Liêu
- Tranh tài Giải bóng đá chào mừng 100 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam
- Thành phố Bạc Liêu tiếp công dân định kỳ tháng 4
- Phòng GD-ĐT TP. Bạc Liêu: Tổ chức hội thi “Bé khéo tay”
- Huyện Hồng Dân: Khánh thành cầu Đường Trâu và tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn