Mô hình nhà nông
Nuôi cá bằng phế phẩm gia súc: Tăng thu nhập và xử lý chất thải
Là chủ nhiệm của cơ sở giết mổ gia súc, ông Nguyễn Quốc Minh (thường gọi là Tám Minh, ngụ ấp 19, xã Phong Tân, huyện Giá Rai) thấy hàng ngày lò giết mổ thải ra rất nhiều phế phẩm gây ô nhiễm môi trường. Từ đó, ông nghĩ có thể tận dụng các chất thải từ lò giết mổ để làm nguồn thức ăn cho cá. Năm 2012, ông đã đào ao với gần 5.000m2 đất cạnh lò giết mổ gia súc để nuôi cá.
Ông Nguyễn Quốc Minh cho cá ăn. Ảnh: C.L |
Đúng như tính toán của ông, sau khi thả nuôi cá sặc rằn, môi trường ao nuôi có sự cải thiện rõ rệt, và con cá sặc rằn cũng phát triển rất nhanh.
Ông Tám Minh chia sẻ: “Cá trê vàng lai rất dễ nuôi, nó có thể ăn được nhiều loại thức ăn. Vì vậy, mình có thể tận dụng được nguồn cá tạp tại địa phương hoặc nguồn phế phẩm từ lò giết mổ gia súc để làm nguồn thức ăn cho cá. Cá sặc rằn cũng rất dễ nuôi, ít bị dịch bệnh, chỉ cần chăm sóc kỹ cũng như chú ý nguồn nước ao nuôi”.
Nhờ bỏ công chăm sóc nên gần 3 tháng nuôi, cá của ông Tám Minh bình quân mỗi con đạt trọng lượng 300gram/con, còn cá sặc rằn đạt trọng lượng 100gram/con. Ước tính vụ cá này, ông thu hoạch gần 3 tấn cá. Với giá thị trường cá trê vàng lai là 25.000 đồng/kg và cá sặc rằn là 30.000 đồng/kg, trừ chi phí, ông Tám Minh lãi gần 60 triệu đồng.
Mô hình nuôi cá kết hợp và tận dụng nguồn phế phẩm gia súc của lò giết mổ làm thức ăn cho cá của ông Tám Minh vừa giúp tăng thêm thu nhập, vừa xử lý chất thải của lò giết mổ. Đây là một cách làm hay, cần được nhân rộng.
Chí Linh
- Nâng cao hiệu quả việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về xây dựng nông thôn mới
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Ngô Vũ Thăng: Ngành Y tế cần chú trọng công tác đào tạo đội ngũ thầy thuốc có tay nghề cao, y đức tốt
- Thực hiện nghiêm các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Thể chế hóa kịp thời, chính xác, đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng
- Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau - điểm tựa của người cao tuổi