Mô hình nhà nông
Phương pháp ngâm ủ và xử lý hạt lúa giống
Chọn lúa giống cấp xác nhận, giống thích nghi với điều kiện và thời vụ. Lúa giống khi chuẩn bị gieo sạ nên kiểm tra tỷ lệ nảy mầm trước khi ngâm ủ chính thức. Nếu ngâm ủ mà hạt lúa giống không mọc mầm hoặc tỷ lệ mọc mầm thấp sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển. Sau khi kiểm tra tỷ lệ nảy mầm > 80%, mầm mọc đều, khỏe thì tiến hành ngâm ủ chính thức.
* Ngâm hạt giống:
- Trước khi ngâm giống, nếu có điều kiện có thể phơi giống lại 1 nắng nhẹ.
- Ngâm lúa vào nước hoặc nước muối 15% (15kg muối + 100 lít nước/100kg giống/10 phút) để loại bỏ hạt lép, lửng và xả lại bằng nước sạch.
- Sau đó ngâm hạt giống trong môi trường nước sạch 24 - 36 giờ, rửa sạch mùi chua, chất nhờn của hạt lúa trước khi đem ủ.
* Ủ hạt giống:
- Dụng cụ ủ giống: Có thể là bao (PP), đệm, lưới cước... kê cao khỏi mặt đất.
- Bề dày đóng ủ: 10 - 20cm.
- Dùng đệm đậy đống ủ và dùng lá cây phủ lên phía trên để giữ ẩm.
- Sau 12 giờ ủ, nên quan sát đống ủ (kiểm tra nhiệt độ và ẩm độ đống ủ), dùng nước tưới lấy ngót và đảo đều.
- Trong điều kiện bình thường, vụ hè thu ủ 28 - 32 giờ là được, sao cho rễ mầm dài khoảng 6 - 7mm, mầm 3 - 4mm là vừa.
Gieo sạ lúa hè thu. Ảnh: P.T.C |
Bên cạnh đó, trước khi sạ 20 ngày, bơm nước để nhử cỏ dại, lúa cỏ, lúa nền mọc lên. Khi chúng mọc cao 5 - 10cm, phun thuốc diệt cỏ Gramoxone, sau đó bừa trục nhận vùi sâu vào đất. Trục trạc đất bằng phẳng, đánh rãnh thoát nước, khi đất đủ ẩm thì tiến hành sạ, cấy.
Chấn Hưng
- Quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển quân 2025
- Chăm lo Tết cho người dân còn khó khăn ở vùng ven biển
- Hơn 40 sản phẩm tham gia Cuộc thi thiết kế quà tặng lưu niệm du lịch tỉnh Bạc Liêu
- TP. Bạc Liêu: Đưa 2 tuyến đường trọng điểm vào khai thác
- Nghị định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng