Nhịp sống đô thị
Mở rộng diện tích trồng giống nhãn mới: Không chỉ chú trọng lợi ích kinh tế!
Để giúp các hộ nông dân ở các xã, phường vùng ven biển phát triển kinh tế gia đình, UBND TP. Bạc Liêu đã ban hành Kế hoạch số 85/KH-T62 về xây dựng Đề án mở rộng diện tích trồng giống nhãn mới trên địa bàn thành phố. Diện tích trồng giống nhãn mới gồm 100ha, tập trung ở xã Vĩnh Trạch Đông, xã Hiệp Thành và phường Nhà Mát.
Mục đích của kế hoạch này là phát triển giống nhãn mới cho năng suất, chất lượng cao (thanh nhãn) và thay đổi giống nhãn đã thoái hóa, năng suất thấp của địa phương (nhãn cổ). Gắn với đó là áp dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất và đảm bảo về đầu ra.
Có thể nói, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất là nên làm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nên làm ở đâu? Và đâu là nơi phải giữ gìn loại nhãn cổ, bởi diện tích nhãn cổ còn lại hiện nay không nhiều. Nếu việc mở rộng 100ha bằng việc thay giống nhãn mới cũng đồng nghĩa với việc có 100ha đang có bị loại bỏ. Và như vậy, liệu cái tên “khu du lịch Giồng Nhãn” hay “khu du lịch nhãn cổ” có còn hấp dẫn du khách khi nhãn cổ không còn?!
Xét ở góc độ nào đó, có những thứ cần phải giữ lại, vì nó không chỉ đơn thuần là lợi ích kinh tế, mà chính là giá trị về lịch sử - văn hóa. Đó chính là tài sản quý báu (đã được hình thành hơn trăm năm) mà giá trị kinh tế tức thời không thay thế được!
Tư Đô Thị
Biểu diễn đờn ca tài tử phục vụ du khách tại khu du lịch nhãn cổ xã Hiệp Thành (TP. Bạc Liêu). Ảnh: L.D
- Tuổi trẻ An ninh kinh tế: Xung kích, tình nguyện tham gia bảo đảm an ninh, trật tự trong công tác giải phóng mặt bằng
- Báo cáo chuẩn bị đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công năm 2025
- Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua nhiều dự thảo Luật
- UBND tỉnh họp thành viên thường kỳ tháng 11/2024
- Khởi tố, tạm giam đối tượng lừa đảo gần 1 tỷ đồng