Nhịp sống đô thị
TP. Bạc Liêu: Thi đua xây dựng đời sống văn hóa
Thực tiễn trong những năm qua đã chứng minh, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH) đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực và góp phần quan trọng vào xây dựng đô thị văn minh, từng bước hiện đại.
Đồng bào Khmer vui đón Tết cổ truyền ở chùa Xiêm Cán (TP. Bạc Liêu).
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
Thực hiện Kế hoạch 10 của Ban Chỉ đạo (BCĐ) tỉnh về phong trào TDĐKXDĐSVH năm 2023, BCĐ phong trào TDĐKXDĐSVH TP. Bạc Liêu đã xây dựng kế hoạch và phát động phong trào thi đua rộng khắp trên toàn thành phố với mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa; khóm, ấp văn hóa và cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa gắn với xây dựng con người Bạc Liêu có tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa, văn minh lịch thiệp trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Từng bước xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Đồng thời, bài trừ và đẩy lùi các tệ nạn xã hội trong cộng đồng dân cư. BCĐ phong trào TDĐKXDĐSVH TP. Bạc Liêu chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung duy trì và phát triển phong trào TDĐKXDĐSVH gắn với phong trào xây dựng văn hóa nông thôn mới và xây dựng phường văn minh đô thị. Trong đó, quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc xã hội hóa để đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa và hoạt động văn hóa - thể thao cơ sở. Đặc biệt là tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng của phong trào, nhất là chất lượng các danh hiệu văn hóa, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội.
Thành phố cũng tập trung chỉ đạo thực hiện tốt và phát triển phong trào TDĐKXDĐSVH; đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động của BCĐ các cấp, Ban Chủ nhiệm khóm, ấp văn hóa phù hợp với đặc điểm tình hình ở cơ sở. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phong trào, tự nguyện, tự giác, tự có ý thức chấp hành thực hiện tốt quy ước của địa phương. Các cấp, các ngành đề ra phương pháp chỉ đạo chặt chẽ, sâu sắc để phong trào phát triển toàn diện và bền vững.
Cùng với đó là huy động mạnh mẽ các nguồn lực tham gia thực hiện phong trào, nhằm động viên sự tích cực tham gia đóng góp của Nhân dân, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp để từng bước nâng cao mức hưởng thụ đời sống văn hóa và tinh thần cho Nhân dân.
Thành đoàn tổ chức giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho đoàn viên - thanh niên tại Khu căn cứ TX. Bạc Liêu (Vườn chim Bạc Liêu). Ảnh: L.D
ĐỂ VĂN HÓA TRỞ THÀNH ĐỘNG LỰC
Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng này, TP. Bạc Liêu chỉ đạo các ngành, địa phương xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư, trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm các quy định về văn hóa công sở, văn hóa công vụ và các quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên để văn hóa thật sự trở thành động lực, đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; phát huy tính gương mẫu, tự giác, tuân thủ pháp luật của cá nhân, cơ quan và trong cộng đồng xã hội. Có biện pháp ngăn chặn các hành vi ảnh hưởng tiêu cực đến xây dựng môi trường văn hóa. Trong đó, quan tâm đến xây dựng môi trường văn hóa trên không gian mạng, nhất là các trang mạng xã hội. Thúc đẩy và lan tỏa các nội dung tuyên truyền lành mạnh, tích cực, “thông tin tốt, câu chuyện đẹp” góp phần đẩy lùi thông tin tiêu cực, tin xấu, tin giả.
Cùng với đó là xây dựng đời sống văn hóa vui tươi, an toàn ở địa bàn dân cư và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đoàn kết, dân chủ, văn minh, đạt chuẩn thực chất về văn hóa. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng nếp sống văn hóa, tiến bộ, văn minh, nhất là trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
Song song đó, phải quan tâm xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, để gia đình thật sự là nơi nuôi dưỡng, hình thành nhân cách, đạo đức trong sáng. Giáo dục truyền thống gia đình, nếp sống văn hóa và chuẩn mực ứng xử cho các công dân, không để thành viên trong gia đình có hành vi vi phạm pháp luật, không tham gia vào các tệ nạn xã hội. Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, có nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau. Chú trọng xây dựng môi trường văn hóa học đường để mỗi trường học thật sự là môi trường giáo dục, rèn luyện về tri thức, lý tưởng, phẩm chất và lối sống văn hóa. Chú trọng nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống văn hóa và kỹ năng ứng xử xã hội văn minh, hướng con người có hoài bão, khát vọng vươn tới giá trị chân - thiện - mỹ, nhằm hoàn thiện nhân cách con người trong thời đại mới…
ĐỖ ÁI
CÁC CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN TRONG NĂM 2023
Phấn đấu 97% hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa và 67/67 khóm, ấp đạt chuẩn văn hóa. Đồng thời, phấn đấu giữ vững danh hiệu Phường đạt chuẩn đô thị văn minh.
Đẩy mạnh tuyên truyền trên Báo Bạc Liêu, Đài Truyền thanh, Cổng Thông tin điện tử thành phố về phong trào TDĐKXDĐSVH gắn với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Học tập kinh nghiệm về công tác thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH, xây dựng đô thị văn minh và các hoạt động văn hóa - nghệ thuật ngoài tỉnh.
------------------------
Để nâng cao chất lượng phong trào TDĐKXDĐSVH, TP. Bạc Liêu yêu cầu các ngành, địa phương cần tăng cường gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể. Khai thác, phát huy tối đa, hiệu quả các thiết chế công trình văn hóa hiện có. Thực hiện việc nâng cấp, xây mới các công trình phù hợp với khả năng, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu hưởng thụ văn hóa - nghệ thuật của địa phương và cơ quan, đơn vị.
Phát triển đa dạng các loại hình, câu lạc bộ về văn hóa - thể thao cơ sở; duy trì, phát triển và đổi mới nội dung các liên hoan, hội thi, hội diễn văn hóa, văn nghệ, dân ca, dân vũ các dân tộc, phong trào thể dục - thể thao quần chúng, góp phần xây dựng cộng đồng nông thôn ổn định về chính trị, dân chủ, hòa thuận, nhân ái, giàu bản sắc dân tộc, có môi trường xanh - sạch - đẹp an toàn theo các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống văn minh; phát huy tinh thần trách nhiệm và vai trò làm chủ của người dân trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, xóa bỏ các tập quán lạc hậu, không phù hợp. Tạo điều kiện để Nhân dân chủ động tham gia bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của từng dân tộc, tổ chức sinh hoạt văn hóa dân gian phù hợp với điều kiện của địa phương, góp phần phát huy năng lực sáng tạo, nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người Việt Nam.
- Kiểm tra, giám sát Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh
- Tập huấn nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo đối với tín dụng chính sách xã hội
- Bế mạc Hội thao Giáo dục quốc phòng và an ninh học sinh THPT
- Ùn tắc giao thông vì dựng rạp án ngữ dưới lòng đường
- Thiếu vắc-xin sởi giữa lúc ca bệnh tăng vọt