Nông Nghiệp - Nông Dân - Nông Thôn
Chắp cánh cho sản phẩm OCOP Bạc Liêu
Nằm trong các chương trình phát triển kinh tế nông thôn, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm hỗ trợ các địa phương phát triển các sản phẩm đặc trưng, tạo ra giá trị gia tăng từ các sản phẩm. Không chỉ giúp bảo tồn và phát triển các sản phẩm đặc sản địa phương, Chương trình OCOP còn góp phần tạo cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Đồng thời, thúc đẩy phát triển du lịch và bảo vệ môi trường nông thôn.
Đồng chí Huỳnh Quốc Việt - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy (bìa phải) tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP Bạc Liêu. Ảnh: M.Đ
Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Văn Thiều (bìa trái) và lãnh đạo Sở NN&PTNT tham quan gian hàng OCOP muối đạt 4 sao.
Ông Đặng Minh Pháp - Chi cục trưởng Chi cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn tỉnh tham quan gian hàng sản phẩm OCOP ở Hợp tác xã Quyết Tiến (huyện Phước Long).
Từ khi triển khai Chương trình OCOP đã giúp các hộ sản xuất và các hợp tác xã nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Hiện toàn tỉnh có 154 sản phẩm OCOP của 74 chủ thể được công nhận, trong đó có 32 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao và 122 sản phẩm đạt 3 sao. Các sản phẩm OCOP chủ lực của tỉnh bao gồm các sản phẩm nông sản chế biến từ tôm, gạo, muối, và các mặt hàng đan đát. Đây là những sản phẩm đặc sản, nổi bật của tỉnh, giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương và nâng cao giá trị nông sản của Bạc Liêu trên thị trường. Hiện có 2 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao là muối hạt và muối tinh của Công ty Muối Bạc Liêu đủ điều kiện được UBND tỉnh đề nghị Trung ương đánh giá sản phẩm OCOP 5 sao - sản phẩm cấp quốc gia.
Gạo Một bụi đỏ, gạo BL9 và gạo Đài thơm 8 đạt chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao.
Các sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao, 4 sao chế biến từ tôm.
Các sản phẩm muối đạt chuẩn OCOP 4 sao.
Các sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 - 4 sao của Bạc Liêu.
Mắm chua không xương Vĩnh Hưng A, Yến sào Phương Mai đạt chuẩn OCOP 3 sao.
Chương trình OCOP đã giúp các sản phẩm đặc sản này không chỉ được nâng cao giá trị mà còn mở rộng được thị trường tiêu thụ, từ đó góp phần phát triển kinh tế địa phương. Các sản phẩm OCOP Bạc Liêu đã thể hiện sự sáng tạo và khả năng phát triển của người dân nông thôn ở Bạc Liêu.
Chương trình OCOP được triển khai đồng bộ, rộng khắp và đạt được hiệu quả cao, tạo luồng gió mới cho khu vực kinh tế nông thôn, là hướng đi đúng, góp phần tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nâng cao giá trị, tăng thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới…
- LĐLĐ tỉnh: Hỗ trợ hơn 3.300 đoàn viên khó khăn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Hội LHPN tỉnh: Trao vốn cho hội viên và thăm mô hình kinh tế tại huyện Đông Hải
- Huyện Đông Hải: Thực hiện đạt và vượt 13/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
- Không còn hộ cựu thanh niên xung phong nghèo theo tiêu chí cũ
- Phúc khảo vở Dù kê “Lời nguyền Chằn KhayNây”