Thực hiện “3 tại chỗ”, nếu người lao động không muốn thì giải quyết thế nào?
Hỏi: Doanh nghiệp nơi chồng tôi làm việc yêu cầu phải thực hiện “3 tại chỗ”, trong khi gia đình tôi không muốn như thế. Vì việc áp dụng “3 tại chỗ” gây nhiều khó khăn cho gia đình tôi, lại thêm lo lắng về tình hình dịch bệnh do ăn nghỉ chung với nhau. Vậy chồng tôi có được giải quyết tạm dừng việc, đợi qua dịch thì tiếp tục đi làm hay không? Công ty có quyền chấm dứt hợp đồng với chồng tôi không? L.N.H (TX. Giá Rai)
Trả lời: Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, theo quy định của nhiều địa phương, doanh nghiệp chỉ được phép hoạt động khi đáp ứng điều kiện “3 tại chỗ” và doanh nghiệp nào không đáp ứng được thì phải tạm dừng sản xuất. Đối với doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” nhưng có một số người lao động không đồng ý với phương án lưu trú theo yêu cầu “3 tại chỗ” của doanh nghiệp. Những trường hợp này, 2 bên người lao động và doanh nghiệp thống nhất để xác định một trong các cách theo hướng dẫn tại Công văn số 2844 của Bộ LĐ-TB&XH, cụ thể sau:
- Doanh nghiệp cho người lao động ngừng việc và trả lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động. Trong trường hợp này, người lao động được hỗ trợ chính sách ngừng việc nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 17, chương V của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. Đó là khi “người lao động thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” và được hiểu là nơi làm việc và/hoặc nơi cư trú của người lao động trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm cả “giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTG ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ” hoặc nằm trong “vùng cách ly y tế phòng chống dịch COVID-19”.
- Doanh nghiệp thống nhất với người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động theo điểm h khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động hoặc hai bên thỏa thuận nghỉ không hưởng lương theo khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động.
- Thậm chí, doanh nghiệp cũng được thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 3 Điều 34 Bộ luật Lao động; hoặc thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo điểm c khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động. Như vậy, công ty vẫn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với chồng của chị.
Thân ái!
Luật gia KIM PHƯỢNG
- Sở LĐ-TB&XH: Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động năm 2025
- Hồng Dân, Đông Hải triển khai nhiệm vụ đầu năm 2025
- Họp Tiểu ban Hậu cần, Lễ tân, An ninh trật tự phục vụ Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025
- Hơn 24,7 tỷ đồng hỗ trợ cho khuyến học, khuyến tài
- Tăng cường đấu tranh với các tệ nạn trá hình trong lễ hội tháng Giêng