Quốc tế
600 triệu người dân Ấn Độ đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng
Một báo cáo được công bố mới đây cho thấy gần 600 triệu người Ấn Độ đang ở trong tình trạng thiếu nước trầm trọng. Thực tế này khiến khoảng 200.000 người Ấn Độ tử vong hàng năm do thiếu nước sạch.
Các thành phố lớn của Ấn Độ như New Delhi, Bengaluru và Chennai đang trải qua giai đoạn khủng hoảng với nguy cơ “Ngày khô hạn” ngày càng gần.
Người dân xếp hàng lấy nước uống tại TP. Bengaluru. Ảnh: Internet
Nhân Ngày Nước thế giới (22/3), các tổ chức môi trường cho biết 2/3 dân số toàn cầu đang chịu cảnh thiếu nước nghiêm trọng trong ít nhất một tháng mỗi năm. Hơn 2 tỷ người sống tại các khu vực không có đủ nguồn cung nước sạch. Thực trạng này đã gióng lên hồi chuông báo động về một cuộc khủng hoảng nước toàn cầu. Sự gia tăng nhu cầu của con người, biến đổi khí hậu và quản lý yếu kém khiến nước ngày càng trở thành một tài nguyên khan hiếm.
Thiếu nước không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động sâu rộng đến nhiều lĩnh vực. Ngành công nghiệp nước đóng chai, dù tiện lợi, lại khai thác nước ngầm, gây hại cho hơn 2 tỷ người phụ thuộc vào nguồn này và góp phần vào ô nhiễm nhựa, với chai nhựa mất 500 năm để phân hủy.
Liên Hiệp Quốc đã công nhận quyền được tiếp cận nước là quyền con người, nhưng thực tế, nước đang dần trở thành hàng hóa bị tư nhân hóa. Trong bối cảnh hiện nay, việc xem nước như một tài sản công cộng thay vì hàng hóa thương mại là điều cấp thiết. Chính sách tư nhân hóa cần được xem xét thận trọng để đảm bảo nước sạch luôn trong tầm tay của mọi người dân, vì nước không chỉ là nguồn sống mà còn là quyền cơ bản của con người.
L.M (TH)
- Thả khoảng 4,7 triệu con tôm post giống về biển nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản
- Công bố Quyết định thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bạc Liêu
- Thành ủy TP. Bạc Liêu: Triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025
- Huyện Hồng Dân: Sơ kết tình hình các mặt công tác quý I/2025
- TP. Bạc Liêu: Phát hiện 2 thanh thiếu niên dương tính với ma túy