Tòa Soạn - Bạn đọc
Những quy định về trợ giúp pháp lý trong phòng, chống bạo lực gia đình
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 4 ngày 14/11/2022 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023. Luật này gồm 6 chương, 56 điều, tăng 10 điều so với Luật năm 2007, trong đó có một số điểm mới và nội dung về trợ giúp pháp lý (TGPL) rất đáng quan tâm.
Truyền thông về trợ giúp pháp lý tại xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu). Ảnh: C.P.Đ
Những điểm mới về TGPL trong Luật
Đó là các quyền được TGPL của người bị bạo lực gia đình (BLGĐ); theo đó, người bị BLGĐ được cung cấp dịch vụ TGPL theo quy định của pháp luật. TGPL được xác định là một trong những biện pháp ngăn chặn hành vi BLGĐ và bảo vệ, hỗ trợ người bị BLGĐ. Người bị BLGĐ được Trung tâm TGPL nhà nước hoặc tổ chức tham gia TGPL cung cấp dịch vụ TGPL theo quy định của pháp luật về TGPL.
Người được TGPL sẽ được tư vấn pháp luật - là việc người thực hiện TGPL hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, vướng mắc pháp luật; hướng dẫn giúp các bên hòa giải, thương lượng, thống nhất hướng giải quyết; tham gia tố tụng bằng việc thực hiện TGPL thông qua việc bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL; đại diện ngoài tố tụng là đại diện cho người được TGPL trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người được TGPL cũng được hưởng dịch vụ TGPL ở tất cả các lĩnh vực pháp luật như hình sự, dân sự, hôn nhân - gia đình, hành chính, chế độ chính sách…, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại.
Trách nhiệm của Bộ Tư pháp, chính quyền địa phương các cấp
Luật PCBLGĐ năm 2022 quy định trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật về PCBLGĐ, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho người thực hiện TGPL về PCBLGĐ; hướng dẫn Trung tâm TGPL nhà nước, tổ chức tham gia TGPL thực hiện báo cáo thống kê trường hợp người bị BLGĐ được TGPL theo quy định của pháp luật.
Chính quyền địa phương các cấp có các trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung quản lý nhà nước về PCBLGĐ theo thẩm quyền tại địa phương. Bố trí kinh phí, nhân lực đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ PCBLGĐ trên địa bàn quản lý theo quy định của Luật này. Hằng năm, UBND các cấp báo cáo HĐND cùng cấp về công tác PCBLGĐ tại địa phương.
Có thể nói, đây là những quy định TGPL lần đầu được quy định tại Luật PCBLGĐ năm 2022. Các quy định này thể hiện sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật Việt Nam giữa các quy định của Luật TGPL và Luật PCBLGĐ. Qua đó, góp phần bảo đảm quyền được TGPL của nạn nhân BLGĐ được tổ chức triển khai trên thực tế. Bên cạnh đó, việc bảo đảm quyền được TGPL cho người bị BLGĐ thuộc diện được TGPL sẽ càng được quan tâm, triển khai hiệu quả trên thực tế.
Châu Phi Đô
(Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh)
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế vừa đảm bảo nguồn thu vừa thúc đẩy sản xuất phát triển
- Đại hội trù bị đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV - năm 2024
- Ông Triệu Trung Hiếu được bổ nhiệm Giám đốc BHXH tỉnh
- Khởi động Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao và giảm phát thải
- Tỷ phú nuôi nghêu - Huỳnh Mừng Em: Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024