Vấn đề bạn đọc quan tâm
Chế độ chính sách cho cán bộ cơ sở còn vướng mắc
Trong lần dự hội nghị triển khai kế hoạch thành lập Đội công tác xã hội tình nguyện tại xã, phường, thị trấn, lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH của một huyện đã than thở: Nhân lực ở cơ sở không tăng nhưng công việc ngày càng nhiều. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ…
Ít người, nhiều việc
Trên thực tế, cán bộ, công chức (CBCC) và người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã), khóm, ấp và tổ dân phố là đội ngũ quan trọng ở cơ sở để tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, số lượng biên chế được giao có hạn mà đầu công việc quá nhiều đang khiến cán bộ ở nhiều nơi phải làm việc quá sức, ảnh hưởng tới chất lượng công việc.
Cán bộ hộ tịch Phòng “một cửa” xã Ninh Thạnh Lợi (huyện Hồng Dân) trong buổi tiếp dân. Ảnh: M.N |
Theo ông Trương Quốc Lâm - Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Đông Hải, thì: Đơn vị chỉ có 11 cán bộ (9 biên chế, 2 hợp đồng), trong khi đó, huyện có hơn 102.000/150.000 người thuộc các đối tượng gia đình có công với cách mạng, hộ nghèo, cận nghèo phải phục vụ các chế độ chính sách đãi ngộ của Nhà nước. Bên cạnh đó, lãnh đạo đơn vị còn tham gia hơn 20 ban chỉ đạo của địa phương… Do khối lượng công việc nhiều nên đã ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Hiện tại, hầu hết đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn tỉnh đều đạt chuẩn theo các quy định của Trung ương. Đây là đối tượng giúp chính quyền cấp xã giải quyết công việc, nhiệm vụ thường xuyên cũng như đột xuất do cấp trên giao và cũng là đội ngũ trực tiếp giải quyết công việc với nhân dân. Vì vậy, lực lượng này luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng hàng năm. Đến nay, đã có hơn 80% CBCC cấp xã giữ các chức danh chủ chốt và gần 80% CBCC hoạt động không chuyên trách được đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên theo Kế hoạch đào tạo CBCC giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh và theo Quyết định 1956 về “đào tạo nghề cho lao động nông thôn” của Thủ tướng Chính phủ. Chính vì vậy, công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ tại địa phương đạt hiệu quả khá tốt. Song, vẫn còn nhiều đối tượng hoạt động không chuyên trách chưa qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ nên hiệu quả giải quyết công việc còn thấp. Lý do là: theo quy định, đối tượng này chỉ hưởng phụ cấp hàng tháng không quá 1,0 mức lương tối thiểu nên chưa thu hút được nhiều người có trình độ vào công tác. Mặt khác, đối tượng này làm việc bán thời gian và cũng chưa có quy định chặt chẽ về quyền hạn và trách nhiệm...
M.N
- Hội thao kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống ngành Nông nghiệp Việt Nam
- Khai mạc Hội thao Giáo dục quốc phòng - an ninh học sinh THPT
- Quốc hội thảo luận tại tổ về Luật Công nghiệp công nghệ số
- Bạc Liêu có 4/50 điểm đến du lịch hấp dẫn TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long
- Gần 700 học sinh, sinh viên, thanh niên và người lao động tham gia Phiên giao dịch việc làm tỉnh