Văn hóa - Nghệ thuật
Xây dựng Bia kỷ niệm sự kiện Mậu Thân 1968: Tri ân các chiến sĩ quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh
Sự kiện Mậu Thân năm 1968 ở Bạc Liêu là một trong những trang sử vẻ vang trong lịch sử đấu tranh của dân tộc. Tấm gương anh dũng hy sinh của các chiến sĩ Tiểu đội biệt động và Trung đội du kích xã Châu Hưng trong trận đánh của sự kiện đáng trân trọng, đáng để thế hệ hôm nay và mai sau đời đời ghi nhớ. Với ý nghĩa ấy, Bảo tàng tỉnh đang xúc tiến việc xây dựng Bia kỷ niệm sự kiện Mậu Thân 1968 đặt tại rạp hát Cao Văn Lầu.
Để tôn vinh và khắc bia ghi danh những chiến sĩ tham gia trận đánh này, Bảo tàng tỉnh tổ chức sưu tầm được danh sách 15 đồng chí thuộc Trung đội du kích xã Châu Hưng gồm: Nguyễn Minh Nhựt, Trần Văn Đực, Tô Văn Hoàng, Phạm Văn Tuôi, Lâm Văn Tèo, Võ Văn Quân, Hà Văn Hiệp, Dương Văn Bé, Nguyễn Văn Gừng, Võ Văn Tửng, Phạm Văn Các, Nguyễn Văn Thi, Lâm Văn Đực, Thái Văn Tùng, Võ Văn Đức; và 5 đồng chí thuộc Tiểu đội biệt động gồm: Châu Tuấn Kiệt, Trần Văn Tửng, Tùng, Bế, Đức. Danh sách các chiến sĩ nêu trên chưa đầy đủ, do vậy Bảo tàng rất mong các gia đình có thân nhân tham gia trong Trung đội du kích Châu Hưng và Tiểu đội biệt động nêu trên hoặc người nào biết những chiến sĩ ở hai đơn vị này, thông báo cho Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu theo số điện thoại: (0781) 3932.064 - 0918.028.555. |
BCH tổng tiến công và nổi dậy TX. Bạc Liêu do đồng chí Lê Quân - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng ban; về phía lực lượng tổng khởi nghĩa có 782 quân của 5 đại đội quân chủ lực Tỉnh đội, địa phương quân huyện Vĩnh Lợi, 1 khẩu đội pháo 8, 1 trung đội cối, 3 trung đội biệt động và 5 trung đội du kích xã. Ngoài ra, còn có các ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, huyện, thị xã tham gia tổng tiến công và nổi dậy. Các lực lượng trên được chia ra làm 3 mũi đánh vào trung tâm, sào huyệt của địch ở TX. Bạc Liêu gồm 1 Tiểu đoàn biệt động quân, 1 Đại đội thám báo, 1 Đại đội cảnh sát dã chiến, Sư đoàn 21.
Đêm mùng 1, rạng mùng 2 Tết Mậu Thân, BCH mũi I giao cho đồng chí Trần Văn Tửng dẫn 41 chiến sĩ của 2 đơn vị: Tiểu đội biệt động do đồng chí Đức làm Tiểu đội trưởng, đồng chí Châu Tuấn Kiệt làm Tiểu đội phó và Trung đội du kích xã Châu Hưng (huyện Vĩnh Lợi) do đồng chí Nguyễn Minh Nhựt (Ba Nhựt) làm Xã đội trưởng chỉ huy. Hai đơn vị đã vượt qua kênh xáng sân bay bằng xuồng mang theo từ Trà Văn, tiến đánh vào tòa hành chính và trung tâm quân sự Sư đoàn 21 của địch. Trên đường tiến công, quân ta đã diệt 3 cụm tuyến trên và hơn 20 tên địch, chiếm lĩnh một phần khu lò gạch Võ Tánh, một phần khu III và khu IV (phường 3 ngày nay).
Bia kỷ niệm sự kiện Mậu Thân 1968 đặt tại rạp Cao Văn Lầu. |
Tấm gương anh dũng hy sinh của các chiến sĩ Tiểu đội biệt động và Trung đội du kích xã Châu Hưng trong cuộc tử chiến vào Tết Mậu Thân 1968 đã ghi thêm một trang sử vẻ vang trong cuộc chiến đấu không khoan nhượng với kẻ thù! Họ xứng đáng được Tổ quốc đời đời ghi nhớ công lao vì đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp giải phóng dân tộc!
Chủ trương xây dựng Bia kỷ niệm sự kiện Mậu Thân 1968 trước rạp Cao Văn Lầu (do Bảo tàng tỉnh thực hiện) là việc làm có ý nghĩa thiết thực để tưởng nhớ đến công ơn của những tấm gương anh dũng ấy. Từ những cái tên sáng ngời khí tiết anh hùng khắc ghi trên bia kỷ niệm, chúng ta tự hào với dòng máu liệt oanh của ông cha! Đó cũng là cách để giáo dục sâu sắc truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc, của đồng bào cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Cẩm Thúy
- Tập huấn chăm sóc người khuyết tật cho 60 hội viên Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin
- Quán triệt, học tập các Quy định của Bộ Chính trị và các Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Về thăm xã không còn hộ nghèo - Vĩnh Mỹ B (huyện Hòa Bình)
- TP. Bạc Liêu: Nhiều hoạt động thiết thực mừng Đảng - mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Khởi tố đối tượng giao cấu với người dưới 13 tuổi