Xây dựng nông thôn mới
Làm giàu từ trồng mít và nuôi cá
Trồng mít kết hợp với nuôi cá đồng là một trong những mô hình sản xuất đang được nhiều nông dân ở ĐBSCL áp dụng. Lợi ích của mô hình này không chỉ giúp nông dân sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, mà còn mang lại nhiều lợi nhuận.
Ông Lương Văn Tám chăm sóc vườn mít Thái. Ảnh: S.T |
Theo ông Tám, từ năm 2011, ông đã quyết định lên liếp 2 công đất ruộng để trồng thử nghiệm 200 cây mít Thái siêu sớm. Qua 14 tháng trồng, mít cho thu hoạch. Đặc điểm của mít Thái là dễ trồng, chi phí đầu tư thấp, ít tốn công chăm sóc và cho trái quanh năm. Từ khi mít đậu trái đến khoảng 3,5 tháng sẽ cho thu hoạch, năng suất bình quân 100 - 150 kg/cây.
Trồng mít không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên nguồn nước không bị ô nhiễm. Vì vậy, ông Tám tận dụng diện tích mặt nước để nuôi cá đồng theo hình thức đặt bọng. Đồng thời sử dụng một phần mít hư làm thức ăn cho cá. Ngoài ra, ông Tám còn tận dụng các bờ bao trồng thêm rau lang, rau muống, khoai mì… để làm thức ăn cho cá.
Từ sản xuất 2 vụ lúa mang lại lợi nhuận thấp, thì nay, với mô hình sản xuất kết hợp này, gia đình ông Tám chỉ tập trung sản xuất 1 vụ lúa đông xuân nhằm giúp cá mau lớn. Cá không chỉ ăn thức ăn trong vườn, mà còn có rong, rêu, ốc trên ruộng. Nhờ nguồn thức ăn dồi dào trong tự nhiên nên thịt cá nuôi thơm ngon và bán được giá cao.
Nông dân Bạc Liêu có thể tham khảo, nghiên cứu ứng dụng mô hình sản xuất trên, nhất là ở những vùng sản xuất lúa kém hiệu quả. Đồng thời tổ chức cải tạo lại vườn tạp để phát triển thêm vườn rau - ao cá, trồng những loại cây ăn trái cho giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng địa phương.
HAI LÚA
- Đài Truyền hình Việt Nam: Ghi hình chương trình Tết “12 con giáp” tại Bạc Liêu
- Công an Phường 2: Trả lại kiện hàng trị giá gần 37 triệu đồng cho người đánh rơi
- Hyundai Thành Công Bạc Liêu: Tận tâm phục vụ quý khách
- Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 10
- 10 năm thực hiện Luật Tiếp công dân: Những kết quả đáng ghi nhận