Y tế - Sức khỏe
Nhận diện “vi khuẩn ăn thịt người” từ lăng kính khoa học
Trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng, các loại “vi khuẩn ăn thịt người” hiện đang tái xuất, nhất là trong bối cảnh mưa bão kéo dài và đã cướp đi nhiều sinh mạng. Đặc biệt là loại khuẩn nguy hiểm - Burkholderia pseudomallei gây bệnh Whitmore.
BỆNH ÍT GẶP NHƯNG NGUY HIỂM, GÂY TỬ VONG CAO
“Vi khuẩn ăn thịt người” (flesh - eating bacteria) là cụm từ được giới truyền thông quốc tế sử dụng để nói về bản chất là các vi khuẩn gây hiện tượng viêm cân mạc hoại tử - necrotizing fasciitis (NF), chứ thực tế không có vi khuẩn nào ăn thịt người theo đúng nghĩa đen.
NF là một dạng nhiễm khuẩn sâu dưới da không thường gặp, tiến triển rất nhanh, do độc tố của vi khuẩn gây viêm, phá hủy các mô liên kết, mô mỡ và mô cơ. Vi khuẩn gây viêm NF là liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A (group A beta hemolytic streptococcal - GABHS), vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh Whitmore (Melioidosis) hiện đang xuất hiện tại các tỉnh miền Trung Việt Nam.
Burkholderia pseudomallei gây mưng mủ, hoại tử nhiều cơ quan, trong đó có da. Bệnh ít gặp, không bùng phát thành dịch, nhưng tiến triển rất nghiêm trọng, gây tỷ lệ tử vong cao, nhất là ở những người mắc bệnh mạn tính.
NF xâm nhập vào cơ thể nhiều nhất qua các vết thương hở, vết cắt nhỏ, vết trầy xước, côn trùng cắn, hình xăm, phẫu thuật... Trong một số trường hợp, con đường nhiễm vi khuẩn gây viêm NF không rõ ràng. Một khi đã xuất hiện, NF thường tiến triển nhanh, phá hủy mô liên kết, mô mỡ và mô cơ.
Bệnh “vi khuẩn ăn thịt người” hay bệnh Whitmore là một loại bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn Burkholderia pseudomallei. Người mắc bệnh có thể là con người và cả động vật. Ảnh: T.L
VI KHUẨN GÂY BỆNH WHITMORE
Melioidosis hay Whitmore là bệnh lây nhiễm gây ra bởi vi khuẩn gram âm Burkholderia pseudomallei, được tìm thấy trong nước bẩn, đất, lây lan sang người và động vật qua tiếp xúc trực tiếp với nguồn ô nhiễm. Whitmore có nhiều điểm tương đồng với một bệnh ở loài ngựa, lây qua người từ gia súc bị nhiễm bệnh. Bệnh phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, Bắc Úc, Nam Thái Bình Dương, châu Phi, Ấn Độ, và Trung Đông.
Thông tin từ Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, từ đầu năm 2020 đến tháng 9/2020 chỉ ghi nhận 4 ca bệnh Whitmore. Nhưng trong 2 tháng 10 và 11 đã có tới 28 ca nhập viện vì bệnh này. Bệnh nhân chủ yếu đến từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng và một số ở Nghệ An, Quảng Trị… Đặc biệt, có 2 trường hợp bị vết bầm tím ở chân, ủ bệnh, phải nhập viện cấp cứu; ngón chân bệnh nhân có mủ, không đi được, bị tiêu chảy và sốt. Các bác sĩ nhận định, nếu không được cấp cứu kịp thời, các bệnh nhân sẽ có nguy cơ tử vong.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, 80% những người bị bệnh Whitmore có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ, điều đó đồng nghĩa Whitmore có thể là một nhiễm trùng cơ hội. Phổ biến ở nhóm người bị bệnh đái tháo đường, người nghiện rượu, bệnh thận hoặc bệnh phổi mạn tính, người sử dụng corticoid, bệnh ung thư. Bệnh đái tháo đường có tỷ lệ mắc bệnh cao từ 37 - 60%, điều này cho thấy insullin có thể trực tiếp ảnh hưởng đến vi khuẩn B.pseudomallei.
Bệnh Whitmore khó lây từ người sang người, thường có các triệu chứng lâm sàng khác nhau, do vậy dễ bị bỏ sót hoặc nhầm với bệnh lao và các bệnh lý viêm phổi thông thường. Thời gian ủ bệnh của Whitmore trung bình 9 ngày, có khi kéo dài tới 3 tuần, thậm chí tới hàng chục năm. Tỷ lệ tái của Whitmore vào khoảng 1/16 ca, 1/4 trường hợp bệnh tái lại là do tái nhiễm, số còn lại do tái phát từ một ổ nhiễm tồn tại dai dẳng.
T.L (theo suckhoedoisong.vn)
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh: Thăm, tặng quà các Mẹ VNAH và thương binh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam
- Trung ương Hội Nông dân Việt Nam kiểm tra dự án kinh tế tập thể tại huyện Hòa Bình
- Hội nghị Báo chí toàn quốc năm 2024: Kiến tạo môi trường để báo chí phát huy tốt nhất vai trò, trách nhiệm, sứ mệnh nghề nghiệp
- Liên kết tiêu thụ để nâng giá trị rau màu
- Phát triển kinh tế - xã hội: Chờ giải pháp đột phá