Chính trị
TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025 - 2030
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
2/9/1945: Ngày hội lớn nhất, vẻ vang nhất của dân tộc Việt Nam
Cách đây 68 năm, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - ngày hội lớn nhất, vẻ vang nhất của dân tộc Việt Nam.
![]() |
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. Ảnh: T.L |
Tổng khởi nghĩa tháng Tám giành thắng lợi, ngày 2/9/1945, tại vườn hoa Ba Đình - Hà Nội, trước cuộc mít-tinh của gần 1 triệu người, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử, tuyên bố với toàn thể nhân dân, với thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa độc lập và tự do ra đời. Tuyên ngôn độc lập mở đầu bằng một chân lý lịch sử:
“Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Tuyên ngôn độc lập vạch rõ đó là lẽ phải không ai chối cãi được. Lẽ phải đó được ghi trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và trong bản Tuyên ngôn nhân quyền của Cách mạng Pháp năm 1789. Các bản Tuyên ngôn ấy khẳng định quyền tự do, bình đẳng và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người.
Tuyên ngôn độc lập tuyên bố với thế giới: “Nước Việt Nam đã thành một nước tự do, độc lập. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập”. Việt Nam tuyên bố “thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”.
Tuyên ngôn độc lập kết thúc bằng một quyết tâm sắt đá, tiêu biểu cho ý chí của dân tộc Việt Nam: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Ngày 2/9/1945 mãi mãi đi vào lịch sử Việt Nam, là ngày hội lớn nhất, vẻ vang nhất - ngày quốc khánh của dân tộc Việt Nam.
Thắng lợi của CMTT, với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, độc lập và tự do ngày 2/9/1945, trước hết là thắng lợi của việc xây dựng một đảng Mác - Lênin có đường lối đúng đắn, bảo đảm thông suốt và quán triệt đường lối đó trong thực tiễn chuẩn bị khởi nghĩa và khởi nghĩa, làm cho tổ chức Đảng có chất lượng cao, gọn nhẹ, trong sạch, vững mạnh và ăn sâu bám rễ trong quần chúng.
Thắng lợi của CMTT trước hết và chủ yếu là thắng lợi của đường lối chiến lược và sách lược của Đảng đúng đắn ngay từ đầu và không ngừng được bổ sung, phát triển cho phù hợp với từng giai đoạn. Tính chất đúng đắn đó bắt nguồn từ chỗ Đảng đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, thấm nhuần nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin, phân tích đúng đắn thực tế xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, kịp thời tổng kết kinh nghiệm để rút ra những quy luật của cách mạng dân tộc dân chủ, trước hết là quy luật đấu tranh giành chính quyền.
Đảng luôn luôn tìm mọi cách làm cho toàn bộ đường lối chiến lược và sách lược thông suốt đến từng đảng viên và quần chúng cách mạng. Đảng luôn luôn nêu cao ý chí kiên cường bất khuất, căm thù địch, nêu cao khí tiết người cộng sản, lòng trung thành với cách mạng, sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ hy sinh. Với đường lối chính xác, với tổ chức khoa học và với công tác tư tưởng sắc bén, dù số lượng đảng viên chỉ có gần 5.000 người, Đảng đã lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa trong cả nước giành thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và tính thời đại sâu sắc.
Giữ vững vai trò lãnh đạo; không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong tiến trình cách mạng, là điều kiện để cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên và giành những thắng lợi ngày càng to lớn hơn trong thời kỳ cách mạng mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.
Đ.C.S