5 năm thực hiện Nghị quyết 33: Xây dựng nền tảng vững chắc từ văn hóa

Thứ Hai, 13/05/2019 | 17:26

Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 33 của Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng khóa XI về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã đặt mục tiêu: xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. 5 năm sau, nhiều nội dung trong mục tiêu ấy đã được cụ thể hóa trong thực tiễn.

Phó Thủ tướng Chính phủ - Vũ Đức Đam (bìa phải) và lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh trò chuyện với các em học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh về nâng cao thể chất. Ảnh: M.Đ

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TÂM HUYẾT

Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng là một trong những giải pháp được Tỉnh ủy chú trọng hàng đầu nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Các ban ngành, đoàn thể, địa phương được yêu cầu đẩy mạnh công tác giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thống cách mạng của dân tộc cho cán bộ, đảng viên, nhất là thế hệ trẻ, gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đặc biệt, Tỉnh ủy đã quy định 100% cán bộ, đảng viên từ tỉnh đến cơ sở xây dựng kế hoạch thực hiện việc học tập và làm theo Bác gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII). Song song đó, tỉnh cũng tăng cường thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác phù hợp với vị trí việc làm; khuyến khích cán bộ tự học, tự nâng cao trình độ thông qua nhiều chính sách cụ thể. Các cấp, các ngành chủ động xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp cũng như tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phát huy tính năng động, sáng tạo, tâm huyết với nhiệm vụ, vị trí công tác. Những việc làm này đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, nâng cao vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với công việc cũng như ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên.

NÂNG CHẤT VĂN HÓA TRONG CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ

Xây dựng văn hóa trong tổ chức đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể được coi là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Chỉ thị 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính được xem là một giải pháp hiệu quả để xây dựng văn hóa công sở. Theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, từ khi có Chỉ thị 12 với sự nhập cuộc khá mạnh mẽ, quyết liệt và nghiêm túc của các địa phương, đơn vị cũng như sự giám sát chặt chẽ của người dân, thái độ và ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công việc đã nâng lên rõ rệt. Chất văn hóa trong đạo đức công sở, văn hóa công sở trên địa bàn tỉnh cũng từ đó mà được bồi đắp ngày càng nhiều hơn.

Văn hóa trong kinh tế được thể hiện qua mối quan hệ hài hòa giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước, chủ trương tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh hoặc cụ thể hơn là việc mời gọi đầu tư vào các công trình văn hóa, phát triển các sản phẩm đặc trưng của văn hóa Bạc Liêu…

5 năm thực hiện Nghị quyết 33, bên cạnh những kết quả đạt được là nhiều tồn tại, hạn chế được ghi nhận. Hàm lượng văn hóa còn khá ít trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, trong khi đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa ở cơ sở vẫn còn thiếu và yếu, nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực văn hóa còn hạn chế… sẽ còn khá nhiều việc để các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh hoàn thành được mục tiêu nghị quyết đề ra.

THANH LÂM

Viết bình luận mới
thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.