Khôi phục lại sản xuất sau hạn mặn: Thành công với sản phẩm Bồ Đề - Mother Water

Thứ Sáu, 22/05/2020 | 16:31

Sau ảnh hưởng nặng nề do hạn hán và xâm nhập mặn gây ra, nông dân ở nhiều địa phương đã bắt tay vào khôi phục lại sản xuất. Tuy nhiên, sử dụng sản phẩm nào trong xử lý môi trường ao nuôi để vừa có thể bảo vệ môi trường, vừa hạn chế thấp nhất thiệt hại cho tôm nuôi do nắng nóng gây ra, đặc biệt là nguồn nguyên liệu sạch, đáp ứng yêu cầu của thị trường mới là chuyện không dễ lựa chọn.   

Ông Nguyễn Văn Dũng chia sẻ kinh nghiệm và thành công với nông dân nhờ sử dụng sản phẩm Bồ Đề - Mother Water.

Sản xuất gặp khó khăn

Đánh giá về tình hình nuôi tôm ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do Bộ NN&PTNT vừa tổ chức tại TP. Cần Thơ cho thấy, nông dân trong khu vực đồng bằng đang phải oằn mình vì hạn hán và xâm nhập mặn gây ra.

Tính đến đầu tháng 5/2020, khu vực ĐBSCL đã có hơn 15.950ha tôm nuôi bị thiệt hại. Nếu so với cùng kỳ, diện tích bị thiệt hại tăng 3,3 lần mà nguyên nhân chủ yếu là do môi trường. Đặc biệt, tình trạng hạn hán và nắng nóng kéo dài khiến nông dân chưa dám thả nuôi tôm. Diện tích thả nuôi đến thời điểm này chiếm khoảng 481.534ha, chỉ bằng 84,9% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 71,1% so với kế hoạch năm 2020. So với năm 2019, diện tích nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến và nuôi tôm trên đất lúa tập trung mạnh hơn ở những tháng đầu năm. Trong đó, Bạc Liêu là tỉnh có sản lượng thu hoạch nhiều nhất, tiếp đến là Cà Mau, Trà Vinh và Kiên Giang.

Trong mấy ngày qua, mặc dù ở một số địa phương đã xuất hiện những cơn mưa đầu mùa nhưng độ mặn ở các kênh thủy lợi vẫn còn khá cao, có nơi độ mặn dao động từ 35 - 40‰ nên nông dân vẫn chưa dám thả tôm nuôi. Bởi trong đợt hạn mặn vừa qua, nhiều nông dân đã thất trắng. Ông Nguyễn Quốc Toàn, nông dân xã Ninh Hòa (huyện Hồng Dân) than thở: “Vụ tôm vừa qua do ảnh hưởng hạn, mặn nên chi phí đầu tư tăng thêm từ 2 - 3 lần so với mọi năm. Thế nhưng, dù tốn kém nhưng vẫn không cứu vãn được tình hình, tôm nuôi không lớn và chết dần. Vụ mùa này tôi không thả nuôi nữa mà cho người khác thuê 10 công, còn 10 công chừa lại thì đợi xem thời tiết, tình trạng hạn, mặn như thế nào rồi mới tính tiếp. Hiện tôi vẫn chưa biết cách nuôi tôm sao cho đạt hiệu quả cao, nhất là sử dụng sản phẩm nào cho an toàn, bởi thực tế hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm với giá cả, chất lượng khác nhau”.

Nông dân tỉnh Cà Mau thu hoạch tôm trên đất lúa.

Làm giàu nhờ sử dụng sản phẩm Bồ Đề

Trong khi nhiều nông dân như ông Toàn đang phải đối mặt với khó khăn và chưa tìm ra giải pháp để ứng phó với hạn, mặn trong điều kiện môi trường ao nuôi luôn thay đổi thất thường ảnh hưởng đến tôm nuôi, thì vẫn có nhiều nông dân đã vượt qua khó khăn này, tiếp tục làm giàu từ con tôm nhờ vào việc sử dụng sản phẩm Bồ Đề - Mother Water của Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Bồ Đề Bạc Liêu (gọi tắt là Công ty Bồ Đề). Ông Nguyễn Văn Dũng (ấp Tà Suôl, xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân) là một trong số những hộ nuôi thành công nhờ sử dụng sản phẩm uy tín, chất lượng của Công ty Bồ Đề cho biết: “Hơn 20 năm áp dụng mô hình sản xuất lúa - tôm, gia đình tôi đã sử dụng nhiều sản phẩm phục vụ cải tạo ao nuôi, nhưng chưa có sản phẩm nào tốt như Bồ Đề - Mother Water. Tuy mới đưa vào sử dụng từ năm 2019, nhưng kết quả mà sản phẩm mang lại thật đáng để chia sẻ cho bà con nông dân cùng ứng dụng. Sản phẩm này không chỉ góp phần bảo vệ môi trường sản xuất, giúp con tôm lớn nhanh mà còn hỗ trợ cho cây lúa sinh trưởng tốt, nhất là không bị ngã đổ như sử dụng các sản phẩm cải tạo môi trường khác”.

Theo nông dân Nguyễn Văn Dũng, nếu như trước đây gia đình ông vào vụ tôm phải tốn rất nhiều tiền cho việc cải tạo ao nuôi, vì vùng đất này vốn phèn mặn. Thế nhưng, từ khi sử dụng sản phẩm Bồ Đề - Mother Water, chi phí đã giảm đáng kể. Cụ thể như trước đây, gia đình ông phải sử dụng từ 50 - 70kg vôi đá/công và phải tốn thêm tiền phân để bón thì từ khi sử dụng sản phẩm của Bồ Đề đã không phải sử dụng vôi đá và phân nữa. Điều đáng phấn khởi nhất không phải là giảm được chi phí mà chính là môi trường ao nuôi đã được “hồi sinh” sau bao năm bị “vôi hóa”, do việc lạm dụng quá nhiều vôi trong quá trình cải tạo vốn tích tụ nhiều năm trong đất. Việc sử dụng sản phẩm Bồ Đề - Mother Water đã làm cho môi trường nước sạch, tảo phát triển nhanh và nhiều hơn nên tạo nên lượng thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng cho con tôm. Đặc biệt, việc sử dụng sản phẩm này đã làm đất và nước không còn xuất hiện phèn, con tôm trong quá trình nuôi lột vỏ đồng bộ, sinh trưởng nhanh, vỏ sáng bóng, thịt tôm chắc và giá bán cao hơn so với các loại tôm sinh thái khác. Không chỉ thế, sau khi thu hoạch tôm xong, trồng lúa ít tốn phân nhưng lúa phát triển rất tốt, thân cứng, cho hạt nhiều và không bị gãy đổ như sử dụng các loại phân bón trước đây.

Tôm nuôi theo quy trình sạch tạo ra sản phẩm chất lượng, bán được giá cao. Trong ảnh: Công nhân chế biến tôm xuất khẩu của một cơ sở đóng trên địa bàn huyện Hòa Bình. Ảnh: L.D

Với những ưu điểm mang lại từ sử dụng sản phẩm Bồ Đề - Mother Water trong vụ mùa vừa qua, gia đình ông thu lãi hơn 100 triệu đồng. Vì vậy, vụ tôm này ông tiếp tục sử dụng sản phẩm Bồ Đề - Mother Water và tôm nuôi của gia đình ông đang phát triển rất tốt ngay trong điều kiện hạn, mặn như hiện nay.

Không chỉ có gia đình ông Nguyễn Văn Dũng mà còn nhiều nông dân khác ở các tỉnh như: Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang… cũng trúng tôm nhờ vào việc sử dụng sản phẩm Bồ Đề - Mother Water của Công ty Bồ Đề.

Theo dự báo của Bộ NN&PTNT, thời tiết sẽ còn diễn biến khó lường và tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực ĐBSCL vẫn còn phức tạp. Kéo theo đó, do ảnh hưởng từ thời tiết sẽ làm phát sinh dịch bệnh, tôm nuôi bị chậm lớn. Trong khi đó, dự báo thị trường xuất khẩu sẽ khôi phục và sức mua tăng lên nên cần nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Vì vậy, ngành quản lý cần khuyến cáo nông dân tuân thủ lịch thời vụ và lựa chọn những sản phẩm đã được chứng minh hiệu quả, chủ động không mua sản phẩm trôi nổi, hay vì ham giá rẻ mà chọn sản phẩm không đảm bảo chất lượng, nhất là các sản phẩm phục vụ cải tạo môi trường ao nuôi. Qua đó, góp phần khôi phục lại sản xuất sau hạn mặn, hướng đến xây dựng các mô hình sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường và tạo ra sản phẩm sạch cho con tôm xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh về thị trường, giá bán và thương hiệu cho con tôm Việt Nam.

Tú Anh

Viết bình luận mới
thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.