Lấy ý kiến đóng góp về đặt, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh

Thứ Tư, 12/11/2014 | 15:42

LTS: Để đủ cơ sở tổng hợp đề xuất UBND tỉnh trình HĐND tỉnh về việc ban hành Nghị quyết đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn các huyện trong tỉnh, báo Bạc Liêu đăng nội dung đặt, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn các huyện (có danh sách kèm theo) nhằm lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, MTTQ cùng tất cả tầng lớp nhân dân. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Sở VH-TT&DL, số 16, đường Võ Thị Sáu, phường 3, TP. Bạc Liêu.

DANH SÁCH ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN TRÊN ĐỊA BÀN CÁC HUYỆN

I. Huyện Hòa Bình

1. Tuyến đường từ cầu Hòa Bình đến Đê Đông với chiều dài 13.000m, lộ giới quy hoạch 32m, mặt đường hiện trạng là 3,5m, đặt tên là Lê Thị Riêng (Phó Hội trưởng Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng và Ủy viên Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam).

II. Huyện Phước Long

1. Đường tạm đặt đường Công ty Dược, điểm đầu Công ty Dược cũ, điểm cuối giáp Quản Lộ - Phụng Hiệp, chiều dài 1.500m, lộ giới 20m, đặt tên Trần Hồng Dân (Bí thư Xứ ủy Nam kỳ và Bí thư liên Tỉnh ủy Hậu Giang);

2. Đường tạm đặt đường Kênh 250, điểm đầu giáp đường 30/4 - Long Hải, điểm cuối giáp đường Tài chính, chiều dài 695m, lộ giới 20m, đặt tên Yên Mô (Yên Mô là một huyện thuộc tỉnh Ninh Bình, là đơn vị kết nghĩa với huyện Phước Long);

3. Đường chưa có tên, điểm đầu cầu Đức Thành 2, điểm cuối Quản Lộ - Phụng Hiệp, chiều dài 557,3m, lộ giới 7m, đặt tên Nho Quan (Nho Quan là huyện thuộc tỉnh Ninh Bình, là đơn vị kết nghĩa với huyện Phước Long);

4. Đường cầu 30/4 đến cầu Tài chính, điểm đầu cầu 30/4, điểm cuối cầu Ngan Dừa, chiều dài 18.700m, lộ giới 32m, đặt tên Võ Văn Kiệt (nguyên Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông từng làm Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu giai đoạn 1947 - 1955).

III. Huyện Vĩnh Lợi

1. Đường tạm đặt đường Châu Hưng A, điểm đầu Quốc lộ 1A, điểm cuối Nàng Rền, chiều dài 7.414m, lộ giới 6,5m, đặt tên Nguyễn Minh Nhựt (Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ông là người chỉ huy Đội du kích xã đánh chiếm và giải phóng xã Châu Hưng);

2. Đường tạm đặt đường Đền thờ Bác, điểm đầu Quốc lộ 1A, điểm cuối Đền thờ Bác, chiều dài 15.021m, lộ giới 42m, đặt tên Nguyễn Tất Thành (Anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ hiền tài của dân tộc Việt Nam).

IV. Huyện Hồng Dân

1. Đường tạm đặt đường Bà Hiên, điểm đầu đường Nguyễn Du, điểm cuối miếu Bà Hiên, chiều dài 1.653,25m, lộ giới 17m, đặt tên Lê Lợi (là vị vua anh hùng áo vải, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược);

2. Đường tạm đặt đường Bà Gồng, điểm đầu đường Trần Hưng Đạo, điểm cuối giáp đường Ngan Dừa - Ninh Hòa - Ninh Quới, chiều dài 1.600m, lộ giới 5,5m, đặt tên Lê Lai (là tướng lĩnh trong đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn, người đã hy sinh thân mình cứu chúa);

3. Đường tạm đặt đường Chùa Đầu Sấu, điểm đầu đường vào cầu Ngan Dừa, điểm cuối Cầu Chùa, chiều dài 387,95m, lộ giới 16m, đặt tên Nguyễn Khuyến (là nhà thơ nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho kho tàng văn thơ Việt Nam);

4. Đường tạm đặt đường Đầu Sấu, điểm đầu cầu Đầu Sấu (Quốc lộ 63), điểm cuối Cầu Chùa, chiều dài 638,3m, lộ giới 5,5m, đặt tên Mậu Thân (cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 đồng loạt nổ ra trên toàn chiến trường miền Nam chống lại chế độ Mỹ - ngụy);

5. Đường tạm đặt đường Sân Quần Vợt, điểm đầu đường Trần Hưng Đạo, điểm cuối đường Nguyễn Trung Trực, chiều dài 548,6m, lộ giới 6,5m, đặt tên Lý Tự Trọng (là một trong những nhà cách mạng trẻ tuổi nhất của Việt Nam, là người giết chết tên mật thám Pháp khi chưa tròn 17 tuổi);

6. Đường tạm đặt đường Cầu Số 3, điểm đầu cầu Số 3, điểm cuối kênh Nhỏ, chiều dài 239,95m, lộ giới 6m, đặt tên Nguyễn Thị Thiên (là Mẹ Việt Nam anh hùng, sinh năm 1910 tại ấp Ninh Phước, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân, Mẹ có 5 người con là liệt sĩ);

7. Đường tạm đặt đường D1, điểm đầu đường Nguyễn Thị Minh Khai, điểm cuối rạch Ngan Dừa, chiều dài 116,61m, lộ giới 10m, đặt tên Lê Thị Nhơn (là Mẹ Việt Nam anh hùng, sinh năm 1921 tại ấp Xẻo Dừa, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân. Bản thân Mẹ và 3 con đều là liệt sĩ);

8. Đường tạm đặt đường D2, điểm đầu đường Nguyễn Thị Minh Khai, điểm cuối rạch Ngan Dừa, chiều dài 81,43m, lộ giới 10m, đặt tên Nguyễn Thị Hai (là Mẹ Việt Nam anh hùng, sinh năm 1929, quê quán ấp Ninh Thạnh Chùa, xã Ninh Quới, huyện Hồng Dân. Chồng và 2 con của mẹ đều là liệt sĩ);

9. Đường tạm đặt đường D3, điểm đầu đường Nguyễn Thị Minh Khai, điểm cuối rạch Ngan Dừa, chiều dài 81,48m, lộ giới 10m, đặt tên Trần Thị Tư (là Mẹ Việt Nam anh hùng, sinh năm 1910, quê quán ấp Xóm Tre, xã Ninh Quới, huyện Hồng Dân. Mẹ có 4 người con là liệt sĩ).

DANH SÁCH ĐẶT TÊN CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

I. Huyện Hồng Dân

1. Tên tạm đặt Công viên thị trấn Ngan Dừa, diện tích 9.134,1m2, đặt tên Công viên 19 tháng 5 (là ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 19/5/1890 - 2/9/1969), vị lãnh tụ hiền tài của dân tộc Việt Nam);

2. Tên tạm đặt Công viên xã Lộc Ninh, địa điểm ấp Kinh Xáng, xã Lộc Ninh, diện tích 16.509m2, đặt tên Công viên Võ Văn Kiệt (nguyên Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông từng làm Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu giai đoạn 1947 - 1955);

3. Tên tạm đặt cầu Số 3, địa điểm thị trấn Ngan Dừa, chiều dài 93,90m, chiều rộng 7m, đặt tên cầu Gia Viễn (là một huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc thuộc tỉnh Ninh Bình, là huyện kết nghĩa với huyện Hồng Dân).

II. Huyện Giá Rai

1. Tên tạm đặt cầu Giá Rai mới, địa điểm Quốc lộ 1A qua kênh xáng Bạc Liêu - Cà Mau nối liền ấp 1 và ấp 4, thị trấn Giá Rai, chiều dài 646,4m, chiều rộng 15m, đặt tên Trần Văn Sớm (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu giai đoạn 1947 - 1953).

Viết bình luận mới
thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.