Cần có chính sách bảo hiểm cho cây lúa

Thứ Sáu, 15/04/2016 | 14:24

Nông dân huyện Hòa Bình vận chuyển lúa sau thu hoạch. Ảnh: Kim Trung

Hạn hán, xâm nhập mặn đã làm người trồng lúa thêm vất vả và thiệt hại nặng nề. UBND tỉnh đã công bố tình trạng thiên tai cấp độ II và sẽ tiến hành hỗ trợ nông dân. Thế nhưng, công tác này đến nay mới chỉ thống kê và không biết bao giờ người dân mới nhận được tiền hỗ trợ?

Sản xuất gặp rủi ro do thiên tai đã đặt ra nhiều vấn đề cho sản xuất nông nghiệp. Bởi cùng với giải pháp chuyển đổi cây trồng - vật nuôi, hoặc áp dụng những mô hình sống chung với hạn, mặn theo kiểu thích ứng với quá trình biến đổi khí hậu… thì sản xuất nông nghiệp vẫn cần những chính sách mang tính “bà đỡ”. Đó không chỉ đơn thuần hỗ trợ khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra theo kiểu “chữa cháy”, mà là chính sách bảo hiểm cho người trồng lúa.

Hiện nay, sản xuất nông nghiệp vẫn xếp vào nhóm rủi ro cao. Ngoài ảnh hưởng thiên tai như hạn hán, xâm nhập mặn, ngập úng, dịch bệnh gây hại trên cây trồng - vật nuôi… giá cả nông sản còn bị chi phối bởi thị trường tiêu thụ. Bằng chứng là sản phẩm nông nghiệp làm ra cho năng suất, chất lượng nhưng bản thân người nông dân vẫn bị thua lỗ, vì trúng mùa - mất giá. Thậm chí, ngay cả mặt hàng xuất khẩu xếp nhất, nhì thế giới là lúa gạo vẫn không đảm bảo cho nông dân có lãi 30%.

Từ thực trạng trên, nông dân mong muốn Nhà nước có chính sách bảo hiểm cho cây lúa như từng thí điểm cho con tôm. Mong mỏi của bà con là ngành quản lý, các địa phương và ngân hàng nhanh chóng làm tốt công tác thống kê, nhằm sớm hỗ trợ và tái đầu tư cho sản xuất. Hiện nay, một số tỉnh ở khu vực ĐBSCL đã ứng trước ngân sách để hỗ trợ cho nông dân bị thiệt hại, giúp bà con có vốn tái đầu tư cho vụ mùa tiếp theo.

HAI LÚA

Viết bình luận mới
thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.